Giải pháp kết nối quang

Thân chào quý độc giả, ở bài viết này, MapTech sẽ hướng dẫn các bạn xây dựng một hệ thống mạng lan – quang, tức là mô hình giải pháp mở rộng hệ thống mạng lan bằng đường truyền cáp quang. Bài viết sẽ đi sâu vào các vấn đề chính sau để mọi người dù có không chuyên nghành công nghệ cũng có thể hiểu được cơ bản về bản chất, ứng dụng và có thể xây dựng được một hệ thống mạng nối dài như ý.

  1. Giải pháp mạng Lan – quang là gì?

Cụm từ giải pháp mạng lan quang không còn quá xa lạ với anh em kỹ thuật hiện nay, tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, cũng chưa có ai đưa ra một định nghĩa chính xác cho cụm từ này. Ở đây tôi sẽ giải thích theo cách dẫn dã nhất để những người không biết có thể nghe hiểu, không dùng các thuật ngữ chuyên nghành.

Giải pháp mạng lan – quang là một giải pháp đưa ra để kết nối hệ thống mạng lan trong cùng 1 tòa nhà, 1 khu xưởng, khu chế xuất, hầm mỏ sao cho các thiết bị cần thiết có thể kết nối với nhau ở khoảng cách xa đến rất xa. Tôi lấy một ví dụ cho các bạn dễ hình dung hơn như sau: Bạn có một nhà máy sản xuất ( gọi là khu B) và một văn phòng ( Khu A), nhà máy này hoạt động dựa trên sự điều khiển của văn phòng trung tâm, tức là bạn cần truyền các tín hiệu, dữ liệu mạng từ khu A về Khu B, tuy nhiên vấn đề ở chỗ, khu B nằm cách khu A những 10-100km, Vậy làm sao để truyền được dữ liệu điều khiển tới đó? và đó phải là mạng nội bộ chứ không thể truyền tải qua internet được.?

Và giải pháp ở đây đưa ra là sử dụng mô hình giải pháp mạng lan – quang, tín hiệu sẽ được truyề n đi trên đường truyền cáp quang để khi tới khu B nó sẽ được trả lại thành tín hiệu điện – chính là tín hiệu mà hầu hết các thiết bị sử dụng.

2. Giải pháp mạng lan sử dụng đường truyền cáp quang được ứng dụng ở đâu?

Ngày nay với nhu cầu con người và các yêu cầu ngày càng cao trong các hệ thống mạng, giải pháp mạng Lan- quang được ứng dụng ngày càng rộng rãi và linh hoạt hơn, như ở ví dụ trên tôi đã nêu ra một ứng dụng điển hình của giải pháp này. Ngoài ra nó còn được sử dụng rất nhiều ở các tòa nhà chung cư, các khu chế xuất, các khu vực hầm mỏ hoặc bất kể nơi nào cần lấy dữ liệu điều khiển từ một nơi khác.

3. Mô hình giải pháp lắp đặt hệ thống mạng lan – quang

Đây là một dạng mô hình khép kín, khi bạn đã có một cổng tín hiệu RJ45 tại khu A, có thể là cổng mạng của 1 swtich hay router và bạn muốn đưa đường truyền mạng từ cổng thiết bị đó đến khu B thì mô hình này được áp dụng như sau:

Mo hinh giai phap mang lan quang 1
Mô hình giải pháp mạng lan quang
  • Tín hiệu điện từ hub, switch, router từ điểm A sẽ được đấu nối và bộ chuyển đổi quang điện (converter quang) thông qua dây nhảy cat5e hoặc cat6.
  • khi tín hiệu đi đến bộ chuyển đổi quang điện sẽ được chuyển thành dạng tin hiệu ánh sáng (quang)
  • Tín hiệu đi ra từ converter quang được truyền bằng cáp quang đến điểm B – tức là đến bộ converter thứ 2.
  • Tín hiệu từ converter tại điểm B có tác dụng chuyển ngược lại tín hiệu quang thành tín hiệu điện
  • Tín hiệu điện từ converer tại điểm B được truyền đến switch hoặc modem thông qua dây nhảy cat5e hoặc cat6. từ đó cung cấp dữ liệu cho các thiết bị sử dụng

4. Các vật tư, thiết bị cần thiết để triển khai một hệ thống mạng lan cáp quang

– Dây nhảy quang : dây nhảy quang có nhiều loại phụ thuộc vào hệ thống bạn sử dụng dùng cáp quang và converter loại gì. Đây là thiết bị giúp truyền tải tín hiệu quang từ converter đến conveter hoặc từ hộp phối quang ODF đến conveter.
– Hộp phối quang ODF: là thiết bị giúp bảo vệ mối hàn cáp quang, đối với nhu cầu sử dụng nhiều sợi quang thì cần phải hàn nối cáp quang vào hộp odf rồi từ đó phân chia đến các thiết bị
– Đầu fast conector hay còn gọi là đầu nối quang nhanh: chỉ sử dụng nếu bạn sử dụng cáp 1 sợi hoặc 2 sợi, cái này dùng để bấm đầu trực tiếp cho cáp quang mà không cần hàn nối

– Bộ chuyển đổi quang điện, là thiết bị chính và quan trọng nhất trong hệ thống mạng lan quang, cũng tùy thuộc vào loại cáp quang sử dụng mà dùng bộ converter quang sao cho phù hợp

– Cuối cùng là cáp quang: là thiết bị để truyền dẫn tín hiệu quang từ điểm A tới điểm B, tùy vào từng nhu cầu sử dụng có thể sử dụng cáp quang ít sợi hoặc cáp quang nhiều sợi.

– Bộ dụng cụ làm quang ; áp dụng đối với khách hàng sử dụng loại 1 -2 sợi quang, bấm đầu trực tiếp không cần hàn để thi công cáp quang.

5. Các lưu ý khi sử dụng và các sự cố thường gặp đối với hệ thống mạng lan – quang

    • Khi xác định sử dụng mô hình giải pháp này, các bạn nên chú ý các vấn đề cơ bản sau
    • Tất cả các thiết bị trong cùng một hệ thống phải đảm bảo tính tương thích với nhau: ví dụ một hệ thống hoạt động trên cáp singlemode thì các thiết bị khác như dây  nhảy quang, bộ chuyển đổi quang điện đều phải dùng loại single mode.
    • Chuẩn kết nối phải tương thích với nhau: các thiết bị quang có các chuẩn kết nối phổ thông là chuẩn SC (vuông to) chuẩn LC ( vuông nhỏ) chuẩn FC (tròn xoáy) là chuẩn ST (tròn gài). Thông thường chuẩn chung cho converter thường là chuẩn SC nên ta cần sử dụng dây nhảy quang cùng chuẩn SC để bảm bảo kết nối được
    • Về tốc độ truyền tải: phụ thuộc chính vào converter quang, có 2 loại phổ biến là tốc độ 10/100base ( cho phép truyền tải dữ liệu tối đa là 100mbps và loại tốc độ 10/100/1000base ( truyền tải tối đa 1000mbps) ngoài ra để đảm bảo tín hiệu ta cũng cần chú ý đến đường truyền quang, mối hàn cáp quang vì nếu suy hao trên đường truyền quá lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ cũng như sự ổn định. Một lưu ý nữa là cáp quang không thể bị xoắn gập như cáp đồng, nhiều người không biết điều này và vô tình cuốn sợi cáp quang vượt quá độ cong cho phép dẫn đến việc tín hiệu không có hoặc rất kém.
    • Các sự cố thường gặp và hướng giải quyết như sau:
    • Sau khi đã đấu nối toàn bộ hệ thống nhưng đầu B không có tín hiệu; bạn cần kiểm tra xem đường truyền quang đã thông hay chưa bằng các sử dụng bút soi quang bằng lase. Trường họp có ánh sáng xuất hiện ở đầu B nhưng vẫn không thông được mạng thì khả năng cao là do suy hao toàn tuyến vượt quá ngưỡng cho phép, bạn cần kiểm tra xem có bị gập dây ở đâu không? các mối hàn có đảm bảo không? nếu cần thì dùng máy đo công suất quang để có được thông số chuẩn xác nhất. Với trường hợp soi bằng bút không thấy có tín hiệu ở đầu B thì chắc chắn là đã bị đứt gãy hoặc tuột đầu sợi quang.
    • Trường hợp đã cắm thông hết rồi nhưng không có mạng, 6 đèn trên converter không sáng hết: trường hợp này có khá nhiều nguyên nhân. Nếu đèn tín hiệu trên convererter không sáng đủ, bạn cần kiểm tra xem có cắm nhầm dây không, có thể đảo chiều dây nhảy quang hoặc xem thêm hướng dẫn chi tiết ở bài viết : sự cố mất đèn tín hiệu converter và cách khắc phục
    • Một số trường hợp khác có thể xảy ra mà bạn không đoán biết được nguyên nhân thì làm lần lượt các bước sau để xác định xem sự cố xảy ra ở đâu và có hướng khắc phục:
    • Trước tiên bạn tháo rời hết các thiết bị ra, rồi lần lượt cắm từng cái vào để xem tín hiệu đèn báo trên converter,đầu tiên là cắm nguồn, converter sáng 1 đèn power, tiếp theo cắm dây mạng vào sẽ sáng tiếp 2 đèn nếu thông, rồi cắm dây cáp quang cuối cùng. bằng cách này bạn sẽ lần lượt kiểm tra được vấn đề ở chỗ nào và có hướng khắc phục.

Hướng dẫn xem đèn tín hiệu  converter quang

6. Kết luận: Có nên sử dụng hệ thống mạng lan – quang hay không?

  • Với các ưu điểm vượt trội của hệ thống mạng lan – quang mà nó ngày càng được sử dụng rộng rãi. |Chi phí để lắp đặt một hệ thống lan – quang cũng không còn đắt đỏ nếu không muốn nói là nó rất rẻ, công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị ngày càng thông minh và cũng ngày càng rẻ hơn. Đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Vậy tại sao lại không sử dụng?
  • MapTech với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp giải pháp cũng như cung cấp thiết bị cho hệ thống mạng, thoại và viễn thông, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ tốt nhất. Mọi người copy bài viết vui lòng ghi rõ nguồn. Cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0971 882 775